Chẩn đoán và điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Người đăng: Unknown on Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Cách tự phát hiện chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở trong khi ngủ được chẩn đoán rất nhiều trong tai mũi họng. Nó gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống. Vì vậy việc chẩn đoán và điều trị chứng ngưng thở khi ngủ sớm là rất quan trọng.
Các bạn có thể tự chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ bằng việc trả lời những câu hỏi sau:
1. Bạn có cảm thấy yếu hay mệt lúc sáng sớm dậy không?
2. Khi thức dậy buổi sáng bạn có hay bị đau đầu không?
3. Bạn có ngáy to hay không, hoặc những người khác có kêu là bạn ngáy to không?
4. Hãy hỏi người ngủ cùng bạn xem khi ngủ bạn có lúc nào ngừng thở không?
5. Bạn có cảm thấy khả năng làm việc của bạn bị hạn chế không?
6. Bạn có hay buồn ngủ ban ngày không?
7. Bạn có ngủ gật ban ngày không, ví dụ lúc đi trên đường, khi xem tivi, khi đọc sách hoặc khi đang nói chuyện với người khác?
8. Bạn có cảm thấy khó tập trung được lâu không?
9. Bạn có khó ngủ vào buổi tối không?
10. Thỉnh thoảng bạn có bị đột nhiên tỉnh dậy ban đêm không?
11. Bạn ngủ không yên giấc?
12. Bạn có thấy giường của bạn sáng ra bị nhàu nhĩ?
13. Thỉnh thoảng trong đêm bạn có toát mồ hôi và ngồi dậy không?
14. Nếu có thì bạn có đi tiểu ban đêm không?
15. Sau đó bạn có khó ngủ lại không?
Nếu bạn trả lời từ 7/15 câu hỏi là "có" trở lên, bạn nên đến khám tại phòng khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ (OSAS) như thế nào?

Chẩn đoán hội chứng OSAS có thể thực hiện qua khai thác bệnh sử hoặc khám lâm sàng.
- Khai thác bệnh sử 

Với những người nghi ngờ bị OSAS, cần tập trung vào mức độ của tình trạng thiếu ngủ, kém hoạt động và những dấu chứng, triệu chứng nghi ngờ có liên quan đến rối loạn này. Ngủ ngáy và sự ngưng thở thấy được khi bệnh nhân ngủ là tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá. Xác định ngủ ngáy liên tục, ngắt quãng hoặc chỉ ở một số tư thế là quan trọng.
Hỏi người ngủ chung giường với bệnh nhân cũng là yếu tố giúp cho việc chẩn đoán.
Những trường hợp nhẹ hơn, biểu hiện tắc nghẽn đường thở xảy ra hầu như trong khi nằm ngửa, trong khi đó nằm nghiêng hoặc sấp thì không.
Những dấu hiệu khác bao gồm: tiền sử tăng cân, sử dụng thuốc, rượu hoặc các chất giảm đau khác và một tiền sử về rối loạn giấc ngủ. Những vấn đề về tim mạch, cao huyết áp, bệnh thần kinh cũng nên được xem xét chi tiết. đồng thời cũng cần đánh giá mức độ ngủ ngày, buồn ngủ trong khi làm việc, lái xe hay xảy ra tai nạn, thay đổi nhân cách, kém tập trung, rối loạn chức nãng tình dục. Xem xét thời gian của giấc ngủ, khởi phát ngủ và chất lượng ngủ là manh mối quan trọng.
- Khám lâm sàng
Mục tiêu chính của khám lâm sàng là xem xét toàn bộ những yếu tố nghi ngờ về giải phẫu gây tắc nghẽn đường thở và ghi nhận những tổn thưõng tại chỗ để sửa chữa. Cấu trúc sọ mặt của bệnh nhân OSAS là thông tin rất quan trọng. Ngạt mũi thường gặp do quá phát cuốn mũi cũng thường gặp ở những bệnh nhân OSAS. Thở miệng khi ngủ rất hay gặp. Tuy nhiên, không thể kết luận thở miệng là hoàn toàn do ngạt mũi.
Khám họng, hạ họng thường được các bác sĩ tai mũi họng quan tâm nhằm tìm kiếm những nếp niêm mạc thừa dày lên ở hạ họng, lưỡi gà và khẩu cái mềm. độ sâu và rộng của hạ họng, sự quá phát của amidal cũng được xem xét.
Hàm tụt ra sau, hàm nhỏ, lưỡi lớn có thể gặp.
Nội soi ống soi mềm có ích trong việc đánh giá đường thở của bệnh nhân OSAS.
Bệnh nhân cũng cần làm thêm một số xét nghiệm như: EEG, EMG, ECG, EOG, oxymetry, SaO2 < 85% cần đặc biệt chú ư, SaO2 < 60% biểu hiện OSAS nặng, X-quang sọ mặt...

Điều trị hội chứng ngưng thở lúc ngủ

Biện pháp chung: tránh rượu, thuốc an thần và gây nghiện
- Rượu làm giảm trương lực cơ dãn đường hô hấp trên và làm tăng độ nặng của ngáy và ngưng thở.
- Thuốc an thần và gây nghiện ức chế cơ chế tỉnh làm kéo dài thời gian ngưng thở và gây mất bảo hòa O2 nặng hơn
- Giảm cân làm giảm độ nặng của OSA.
Các biện pháp có hiệu quả hạn chế
- Acetazolamide và medroxyprogesterone, cả hai làm tăng hoạt động hô hấp.
+ Acetazolamide có ích trong SA trung ương nhưng không hiệu quả trong OSA.
+ Medroxyprogesterone có thể làm giảm PaCO2 trong hội chứng giảm thông khí nhưng không có vai trò trong OSA.
- Protriptyline được dùng điều trị SA do tăng trương lực đường hô hấp trên. Tác dụng phụ gồm khô miệng, bón, bí tiểu nên được dành cho một số trường hợp SA có liên quan đến REM.
- O2: có vai trò hạn chế trong SA.
O2 làm giảm sự mất bảo hoà trong lúc ngưng thở nhưng không chấm dứt ngưng thở.
Cải thiện O2 máu nên làm trì hoãn ngưỡng tỉnh kéo dài ngưng thở.
Bệnh nhân thất bại với các điều trị khác, O2  có thể có ích giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch.
Điều trị đặc hiệu
- Tư thế
+ Ngưng thở xảy ra khi nằm ngửa mà không có khi nằm nghiêng.
+ Ngưng thở phụ thuộc tư thế được chẩn đoán bằng polysomnography với RDI cao khi nằm ngữa nhưng không có khi nằm nghiêng.
- CPAP
+ Là điều trị chọn lựa hiện nay: vì không xâm lấn, làm giảm số lần ngưng thở, giảm sự giảm thông khí trong lúc ngủ, giảm ngủ ngày, cải thiện chức năng thần kinh tâm thần ở bệnh nhân OSA.
+ CPAP ngăn ngừa xẹp đường hô hấp trong lúc ngủ, khi cơ dãn đường hô hấp trên hoạt động yếu.
+ Áp lực CPAP tối ưu được xác định bởi nhà kỹ thuật trong khi đo polysomnography. 5-20 cmH2O là đủ giúp loại trừ ngưng thở, ngáy và mất bảo hoà Hb02 ở mọi tư thế và trong giấc ngủ REM.
+ Điều quan trọng là tránh rò rỉ khí qua các khe hở.
+ Tác dụng bất lợi: kích thích mũi, viêm mũi, claustrophobia  , nuốt khí, chảy máu cam, VMN, não ứ khí.
+ Thời gian sử dụng thường 4,5-5 giờ/ đêm.
- BiPAP
Không hiệu quả gì hơn CPAP  và được dành cho bệnh nhân không dung nạp CPAP, đặc biệt bệnh nhân khó thở ra hay đau ngực do căng phòng ngực quá mức.
- Auto CPAP
+ Tự điều chỉnh áp lực suốt đêm thay vì cung cấp một áp lực cố định.
+ Ý tưởng điểu chỉnh tự động CPAP dựa trên các yếu tố: sự thay đổi tư thế và giai đoạn  giấc ngủ ảnh hưởng đến mức độ ngưng thở; rượu, thuốc an thần, nhiễm trùng hô hấp trên ảnh hưởng mức CPAP cần để chấm dứt ngưng thở. 
+ Sử dụng áp lực trung bình trong auto CPAP có thể làm giảm tác dụng phụ liên quan đến áp lực.
- Các thiết bị trong miệng
+ Biện pháp thay thế CPAP có hiệu quả, nhất là bệnh nhân hàm nhỏ/ hàm ra sau
+ Tác dụng phụ: chảy nước bọt, đau, chấn thương khớp thái dương hàm…
+ Một số bệnh nhân thích dùng thiết bị trong miệng hơn CPAP và thực tế trong SA nhẹ- vừa, đây là điều trị lựa chọn.
- Giải phẫu
+ Bệnh nhân không dung nạp điều trị nội khoa hay không muốn điều trị nội khoa lâu dài cần xem xét điều trị giải phẫu.
+ Điều trị giải phẫu OSA:
- Giải phẫu mũi: tái tạo  vách mũi, giải phẫu xoang
- Cắt Amygdal
- Uvulopalatopharyngoplasty (UPPP)
- Uvulopalatoplasty dưới sự hổ trợ của laser
- Tái tạo lưỡi
- Mở khí quản
- Sliding genioplasty
- Genioglossus advancememt with hyoid myotomy (GAHM)
- Maxillomandibular advancement osteotomy




{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét