Cách trị mụn đầu đen hiệu quả

Người đăng: Unknown on Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Blogs chia sẽ kinh nghiệm cách trị mụn đầu đen hiệu quả cho chị em. Thông thường các chị em đều có câu hỏi tại sao có mụn đầu đen và nỗi băn khoăn làm sao hết mụn đầu đen. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Cách trị mụn đầu đen hiệu quả

Nguyên nhân gây ra mụn đầu đen

Mụn đầu đen là gì? Cách chăm sóc chúng như thế nào là đúng ? Chắc hẳn ai trong các chị em phụ nữ đã từng một lần có trong đầu câu hỏi này. Nguyên nhân gây lên những mụn đầu đen không mong muốn này là do da của chúng ta tiết ra quá nhiều chất nhờn, khiến cho những lỗ chân long bị tắc nghẽn và theo thời gian sẽ to dần.

Ngoài ra còn có những nguyên nhân khách quan khác đến từ cuộc sống hàng ngày như stress, sử dụng mỹ phẩm sai cách hoặc những khói bụi, ô nhiễm mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Những bí mật mà mình tiết lộ sau đây  chắc hẳn sẽ giúp nhiều cho các bạn , đặc biệt là các bạn nữ  chắc hẳn sẽ vui hơn rất nhiều khi làn da của mình luôn láng mịn khi đã làm cho những mụn đầu đen này không còn nơi cư ngụ nhé.


Cách trị mụn đầu đen hiệu quả

 + Đối với làn da nhờn

Cách 1: Các bạn hãy lấy một quả trứng gà tươi sau đó bạn tách bỏ lòng đỏ trứng gà, chỉ sử dụng lòng trắng trứng trộn thêm 1 ít (tốt nhất là 1 thìa) mật ong, đánh đều hỗn hợp lên cho mịn lại với nhau. Thoa hỗn hợp lên vùng da mặt, chú trọng đến vùng da bị mụn đầu đen nhiều. Mật ong là một loại mỹ phẩm thiên nhiên, có chứa nhiều  các vitamin  giúp nuôi dưỡng làn da,ngoài ra chứa khả năng kháng khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại cho da và giúp điều trị mụn đầu đen một cách hiệu quả nhanh chóng.
Cách trị mụn đầu đen hiệu quả
Mật ong và lòng trắng trứng gà rất tốt cho việc trị mụn đầu đen

Cách 2: Các bạn dùng một trái chuối chín sau đó nghiền nát và thêm vào 4 thìa sữa chua không đường, trộn đều thành hỗn hợp nhão. Trước khi sử dụng mặt lạ này bạn hãy rửa sạch da mặt sau đó thoa hỗn hợp này lên da trong vòng 15 phút, sau đó rửa sạch da bằng nước ấm. Mặt nạ này giúp  điều trị mụn đầu đen  hiệu quả  hơn nữa các dưỡng chất có trong sữa chua và chuối còn có thể giúp bạn tái tạo tế bào da mới, loại bỏ những tế bào da đã chết giúp  làn da trở nên láng mịn, mượt mà.
Cách trị mụn đầu đen hiệu quả
Điều trị mụn đầu đen bằng chuối với sữa chua rất hiêu quả

Với làn da dầu

Cách 1: Dùng một lòng trắng trứng gà đánh tan thêm vào vài giọt nước cốt chanh tươi, thoa hỗn hợp này lên da mặt đến và chờ đến khi khô và các bạn rửa lại bằng nước lạnh. Làn da dầu rất thích hợp với loại mặt nạ này,nó giúp loạ bỏ mụn đầu đen nhanh chóng ngoài ra lòng trắng trứng và nước cốt chanh còn giúp cho các lỗ chân lông được se khít.
Cách trị mụn đầu đen hiệu quả

Cách trị mụn đầu đen hiệu quả bằng dưa leo

Cách 2: Dùng một trái dưa leo, lạo vỏ và xay nhuyễn, thêm vào một thìa sữa chua khi xay. Đắp hỗn hợp lên da mặt trong vòng 10 phút và rửa lại bằng nước ấm. Qua một vài lần sử dụng loại mặt nạ này, khi kiểm tra lại bạn sẽ thấy hiệu quả mà bạn không ngờ tới.

Với làn da hỗn hợp

Cách 1: Có một loại mặt lạ cực kỳ đơn giản với hiệu quả nhanh chóng mà không hẳn các chị em đều biết .Đó là sử dụng nửa cốc sữa tươi và thêm vào đó 1 thìa muối biển tinh khiết, khuấy cho tan và thoa đều lên da mặt trong nửa tiếng sau đó dung nước lạnh để rửa lại mặt.
Cách trị mụn đầu đen hiệu quả


Cách trị mụn đầu đen hiệu quả bằng nước ép

Cách 2: Sử dụng một củ cà rốt tươi ép lấy nước sau đó thêm vào một thìa mật ong rồi trộn đều lên và đắp lên mặt trong thời  gian 10 phút. Lượng vitamin a có trong cà rốt cộng với khả năng kháng khuẩn và các dưỡng chất trong mật ong sẽ giúp trị mụn đầu đen hiệu quả và làm cho làn da của các chị em tươi sáng hơn.

Một điều quan trọng là những thói quen hàng ngày cũng tác động lớn đến làn da và các bạn cũng lên phòng tránh chúng ngay từ những thói quen đó.

Lời khuyên là chúng ta nên vệ sinh da mặt hợp lý: Nên vệ sinh ít nhất 2 lần/ ngày bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ để phòng ngừa vi khuẩn sinh sôi trên da và gây lên mụn đầu đen. Tuy nhiên vệ sinh da mặt nhiều quá cũng không tốt nó dễ làm cho da bị khô.

Khống chế dầu : Lượng dầu tiếp ra trên da tiếp tay cho vi khuẩn hoạt động và là đầu mối của nhiều loại mụn. Các bạn lên mang theo giấy thấm dầu và dung nó mỗi khi cần thiết.


Uống nhiều nước là rất cần thiết. Các bạn lên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, và không đợi đến lúc khát mới uống mà lên uống đều đặn. Nước giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ những độc tố , phòng tránh nguy cơ khô da, lão hoá da và da nổi mụn.
Dùng mỹ phẩm đúng cách. Với mỗi loại da sẽ thích ứng với mỹ phẩm khác nhau dó đó các bạn lên chọn loại mỹ phẩm phù hợp với làn da của mình. Không lên dùng mỹ phẩm bừa bãi, tuỳ tiện mà biến da của mình thành vật thí nghiệm đó cũng là nguyên nhân gây lên mụn. Đừng quên thử phản ứng  trước khi mua một món mỹ phẩm nào về nhà.
Hy vọng một số mẹo trên sẽ giúp các chị em biết cách trị mụn đầu đen hiệu quả. Chúc các chị em luôn xinh đẹp.


More aboutCách trị mụn đầu đen hiệu quả

Nên làm gì khi bị stress

Người đăng: Unknown on Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Trong cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng tốt đẹp, điều đó sẽ làm cho chúng ta bị stress. Blog chia sẽ kinh nghiệm nên làm gì khi bị stress giúp các bạn thoải mái hơn nhé.


1. Ca hát

Khi bạn đang cảm thấy bế tắc, lo lắng, hồi hộp, bạn nên chấn tĩnh bằng một bài hát mà mình yêu thích. Nếu có thể, bạn nên rủ nhiều người cùng hát với mình như karaoke. Không cần chọn một bài hát hay, chỉ cần mọi người đồng thanh hát thật to, là những lo âu, buồn phiền sẽ dần tan biến hết.

Nên làm gì khi bị stress
Nên làm gì khi bị stress - Ca hát

2. Làm sạch mũi của mình 

Khi bạn hít phải những bụi bẩn trong không khí luôn khiến bạn cảm thấy khó chịu và không thể tập trung tinh thần. Hãy dùng nước muối pha loãng hoặc dung dịch rửa mũi để làm sạch mũi, bạn sẽ thấy tinh thần phấn chấn hơn rất nhiều.
Nên làm gì khi bị stress
Nên làm gì khi bị stress - Làm sạch mũi


3. Uống nước

Uống nước không chỉ giúp bạn giải tỏa cơn khát mà còn giúp bạn giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, dù cảm thấy khát bạn cũng không nên uống quá nhanh và quá nhiều nước trong một lúc. Làm như vậy dễ khiến bạn bị sặc nước và không có tác dụng gì.
Nên làm gì khi bị stress
Nên làm gì khi bị stress - Uống nước

4. Sắp xếp công việc hợp lý

Một lịch làm việc hợp lý không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái mà còn tăng hiệu quả công việc. Buổi sáng và xế chiều là khoảng thời gian tinh thần hưng phấn nhất trong một ngày. Vì thế bạn nên giải quyết các công việc quan trọng trong khoảng thời gian này.
Nên làm gì khi bị stress
Nên làm gì khi bị stress- Công việc hợp lý


5. Mặc quần áo sặc sỡ

Những bộ quần áo nhiều màu sắc luôn khiến bạn và người đối diện có cảm giác tươi mới, tràn đầy sức sống. Bạn hãy học cách phối hợp quần áo để luôn cảm thấy vui vẻ mỗi ngày.

6. Thay một đôi tất mới

Bạn hãy tranh thủ giờ giải lao, hãy thay một đôi tất mới. Làm như vậy vừa giúp chân không có mùi, vừa khiến cơ thể có một cảm giác mới lạ, dễ chịu. Phương pháp này rất hiệu quả với những người phải di chuyển nhiều.

7. Thư giãn

Cả ngày chỉ cắm đầu làm việc và học tập chưa hẳn đã tốt. Đôi khi nên tự thưởng cho mình những phút giây thư giãn. Nhất là vào buổi trưa, bạn nên chợp mắt khoảng 10 – 15 phút, để cơ thể có thời gian “hồi phục” tiếp tục công việc buổi chiều.


8. Mát xa bằng tinh dầu hoa oải hương

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, tinh dầu hoa oải hương có tác động rất lớn đến não bộ của con người. Chỉ cần mát xa 3 phút với tinh dầu hoa oải hương sẽ khiến não bộ của bạn hưng phấn, tăng khả năng tính toán.

9. Ngửi hoa quả thuộc họ cam

Tinh dầu của những loại quả thuộc họ cam như chanh, quýt cũng có tác dụng thần kỳ không kém gì hoa oải hương. Khi mệt mỏi, bạn chỉ cần dùng móng tay cào nhẹ lên vỏ ngoài của các loại quả trên, bạn sẽ thấy hiệu quả tức thì.

10. Rửa mặt bằng nước lạnh

Rửa mặt bằng nước lạnh không chỉ giúp bạn xóa tan cơn buồn ngủ mà còn giúp lưu thông các mạch máu trên mặt, nên có tác dụng rất tốt đối với tinh thần.

11. Tập thể dục

Tập thể dục là một trong những cách “làm mới” tinh thần hiệu quả nhất. Bạn có thể vừa làm việc vừa tập những động tác tay, chân, lưng một cách nhẹ nhàng.


12. Uống nhân sâm

Từ thời xa xưa nhân sâm đã được coi là “thần dược” giúp tăng cường sinh lực, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn không nên tùy tiện dùng nhân sâm mỗi ngày. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

13. Cử động đầu ngón chân và tay

Đầu ngón chân và đầu ngón tay là nơi tập trung rất nhiều các mạch máu của cơ thể. Việc cử động thường xuyên 2 vị trí này sẽ giúp cơ thể bạn tuần hoàn máu tốt hơn, tránh hiện tượng thiếu máu lên não, hay tụt đường huyết.

14. Xinh đẹp mỗi khi đi làm

Một vẻ ngoài xinh đẹp sẽ khiến bạn tự tin và vui tươi trong suốt cả ngày. Vì thế hãy ngắm lại mình trong gương trước mỗi buổi sáng đi làm.
Nên làm gì khi bị stress - Mặt đẹp

15. Làm “chuyện yêu” đều đặn

“Chuyện yêu” có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của mỗi người. Bạn nên chọn thời điểm “yêu” thích hợp sao cho cả hai đều cảm thấy thoải mái. Không nhất thiết là phải vào buổi tối trước khi đi ngủ hay một thời gian nào đó trong ngày.

16. Kiểm tra tuyến giáp

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi kéo dài có thể là do bạn bị suy giảm chức năng tuyến giáp. Bạn nên đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn rõ hơn.




17. Hít thở sâu

Hít thở sâu trong 30 giây là cách đơn giản giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn. Tốt nhất bạn nên rời khỏi chỗ ngồi và ra ngoài ban công hít thở, hiệu quả sẽ cao hơn nhiều.

Hy vọng với các mẹo trên có thể giúp các bạn nên làm gì khi bị stress nhé. Chúc các bạn thành công.

Nguồn sưu tầm internet

More aboutNên làm gì khi bị stress

Nên làm gì khi trẻ bị sốt

Người đăng: Unknown on Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Blog chia sẽ những kinh nghiệm nên làm gì khi trẻ bị sốt để chúng ta tránh khỏi những bối rối khi thân nhiệt của bé cao và có dấu hiệu bị sốt. Và các bạn hãy bình tỉnh và đừng quá hoang mang nhé !
Nên làm gì khi trẻ bị sốt
Những lời khuyên và hướng dẫn của các chuyên gia dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng “ứng phó” được nên làm gì khi trẻ bị sốt.

Biểu hiện


  • Thân nhiệt bé trở nên nóng hơn rất nhiều.
  • Mệt mỏi.
  • Ngủ lơ mơ.
  • Trẻ quấy khóc, hay dễ nổi cáu.
  • Thở gấp.
Khi bé có những biểu hiện như trên, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng đo nhiệt độ cho trẻ. Khi cặp nhiệt độ thì nhiệt độ thân nhiệt cao hơn 37 độ C.

Khi bé bị sốt nhẹ – dưới 38oC

  • Hãy thay quần áo thoáng mát cho bé hoặc nới lỏng. Bạn cũng cần lưu ý theo dõi thân nhiệt mỗi 4 giờ, đừng quên cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước.

Khi bé sốt vừa – dưới 39oC:

  • Hãy cởi bớt quần áo, cho bé mặc đồ mỏng và rộng để dễ thoát nhiệt.
  • Cho bé nằm ở nơi thoáng mát, giảm nhiệt trong phòng.
  • Cho bé uống nhiều nước.
  • Cho bé dùng thuốc hạ sốt có chứa hoạt chất Paracetamol. Hiện nay, có nhiều thuốc hạ sốt được đặc chế dạng siro để bé dễ uống và hấp thu. Các loại này cũng có xilanh bơm thuốc chuyên dụng tính theo cân nặng của trẻ. Với các chai dạng hỗn dịch thế này, cha mẹ cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp, và để ngoài tầm với của bé.
  • Lau mát cho trẻ bằng nước ấm.

Khi trẻ bị sốt cao hay sốt rất cao – trên 39oC:

  • Sử dụng các biện pháp hạ nhiệt như trên để hạ sốt tạm thời và nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế.
  • Khi bị sốt, nước và muối bị mất thông qua việc toát mồ hôi của bé. Năng lượng và các Vitamin tan trong nước cũng bị hao hụt.
  • Bạn hãy bù lại cho bé bằng cách cho uống nhiều nước, các loại nước ép trái cây giàu chất dinh dưỡng, hay uống các loại thuốc bổ đa sinh tố, trong đó cần nhất là Vitamin C và Vitamin nhóm B.
  • Trong thời gian sốt, bé thường bỏ ăn. Bạn nên cố gắng cho trẻ bú và ăn nhiều lần trong ngày để tránh mất nước và sụt cân.

Chăm sóc trẻ

Quan tâm tới không khí trong phòng. Đối với trẻ nhỏ khi bị ốm, sốt bạn cần để cho bé nghỉ ngơi trong những căn phòng thoáng mát, nhiệt độ thấp vừa phải, để giảm sức nóng đối với thân nhiệt của trẻ.
Cho trẻ uống si rô, đặc biệt là loại si rô có chứa thành phần paracetamol. Tuy nhiên, việc sử dụng loại si rô nào còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Nhưng nên nhớ rằng, đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi được khuyên không nên dùng bất cứ loại si rô nào. Vì thế, bạn không nên tự ý cho trẻ sử dụng si rô mà chưa hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.
Nên cho trẻ uống những loại nước mát như nước lọc, cam, chanh để nhanh chóng cải thiện tình hình.Hạn chế và tốt nhất không nên cho trẻ sử dụng những loại đồ uống có chứa caphêin hay gas khiến cho cơ thể càng dễ bị khử nước.
Nên thường xuyên cặp nhiệt độ cho trẻ để kiểm soát mức thân nhiệt của bé. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu tình trạng sốt của trẻ kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm và nhiệt độ ngày một tăng lên.
Những loại thuốc như Acetaminophen và Ibuprofen là những loại thuốc giúp nhanh chóng giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên, ở những trẻ nhỏ, việc sử dụng loại thuốc Ibuprofen sẽ gây nên cho trẻ những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Liều lượng thuốc cho trẻ dùng phụ thuộc phần lớn vào trọng lượng và độ tuổi của trẻ.
Cần chắc chắn bạn hiểu rõ về cách sử dụng loại nhiệt độ bạn dùng. Nếu bạn sử dụng loại nhiệt độ đo ở trong miệng của trẻ, hãy đặt nhiệt kế phía dưới lưỡi và bỏ nhiệt độ ra trong vòng 2 phút. Không nên để trẻ cắn vào nhiệt độ.
Nên cho trẻ ăn loãng. Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng khi bé bị sốt. Sốt cao liên tục sẽ làm cơ thể trẻ mất nước. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, súp. Trong nhiều trường hợp có thể pha oresol theo tỷ lệ cho trẻ uống để phòng nguy cơ mất nước do sốt kéo dài.

Bố mẹ không nên làm những việc sau khi con bị sốt

Nên làm gì khi trẻ bị sốt

  • Tự ý sử dụng si rô mà chưa hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.
  • Dùng thuốc hạ sốt ngay khi nhiệt độ của bé dưới 38oC
  • Phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt cho bé
  • Ủ ấm bé, sẽ càng làm tăng nhiệt độ
  • Lau người cho bé bằng nước đá lạnh, cồn, dấm
  • Đắp cho trẻ quá nhiều chăn, và nếu trẻ còn nhỏ thì không nên quấn nhiều tã, mặc cho trẻ nhiều quần áo trước khi tiến hành đo nhiệt độ.
  • Để trẻ một mình khi đo nhiệt độ.
  • Vắt chanh, đổ thuốc vào miệng bé khi đang co giật, sẽ rất dễ gây ngạt thở
  • Tự truyền dịch cho bé mà không có chỉ định của bác sỹ

Nên gọi cho bác sĩ trong trường hợp nếu:

  • Đau tai.
  • Sốt kéo dài trong vài ngày.
  • Đau bụng.
  • Không có cảm giác đói.
  • Thở khò khè
  • Trẻ thay đổi thái độ.
  • Trẻ có biểu hiện đau đầu dữ dội.
  • Da khô, môi khô kéo dài.
  • Đau họng kéo dài.
  • Làn da trở nên tím tái.
  • Nếu trẻ bị sốt co giật, phải ngay lập tức dùng khăn mềm kẹp giữa hai hàm răng để trẻ khỏi cắn phải lưỡi.
Hy vọng những mẹo  trên sẽ giúp anh chị biết được nên làm gì khi trẻ bị sốt rồi nhé. Chúc gia đình anh chị luôn khỏe và hạnh phúc !

More aboutNên làm gì khi trẻ bị sốt

Nên làm gì khi buồn nôn

Người đăng: Unknown on Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Trong bài viết này, Blog sẽ hướng dẫn các bạn nên làm gì khi buồn nôn, giúp chúng ta chống lại buồn nôn một cách hiệu quả. Lưu ý rằng các phương pháp này áp dụng hiệu quả khi các bạn đi tàu xe...còn các bạn bị buồn nôn do bệnh lý khác thì phải chửa trị theo phương pháp của bác sĩ chỉ định nhé.

Nên làm gì khi buồn nôn

1. Ăn nhẹ

Chúng ta thường có tâm lý không muốn ăn gì khi buồn nôn, tuy nhiên nếu có thể các bạn có thể ăn nhẹ một số thức ăn dể tiêu hóa, khi đó có thể làm giảm cơn buồn nôn. Vì khi đó, thức ăn nhẹ sẽ làm giảm lượng nước bọt trong miệng - nguyên nhân gây ra buồn nôn. Lời khuyên là trước khi đi tàu xe các bạn nên ăn một ít, đừng để bụng đói nhé.
mon-an-nhe-de-tieu
Nên làm gì khi buồn nôn - Ăn nhẹ

2. Đổi hướng nhìn

Nếu các bạn không quen đi tàu xe hoặc đi biển, bạn rất dể bị say xe và buồn nôn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự không thống nhất giữa khả năng định hướng và cảm giác khi bạn di chuyển (cảm giác này do một bộ phận của tai trong đảm nhận).  Để cải thiện tình trạng đó, hãy tập trung nhìn về phía đường chân trời, não của bạn sẽ từ từ điều chỉnh để lấy lại cân bằng. Ngoài ra, đứng dựa vào vách tường cũng là một cách khá tốt để tránh bị say khi di chuyển

3. Bổ sung dinh dưỡng

Nếu bạn cảm thấy buồn nôn đồng thời với việc toát mồ hôi lạnh, điều này có nghĩa bạn đang thiếu đường và muối trong máu. Hãy ăn thêm một ít đường và muối, hoặc thưởng thức một tách trà đường nóng cũng là một cách hiệu quả để làm dịu cơn buồn nôn. Bạn cũng có thể nhờ đến các loại thức uống bổ sung muối khoáng vì chúng có chứa đầy đủ lượng khoáng chất cần thiết để cân đối lại môi trường trong cơ thể.

4. Kẹp đầu vào giữa 2 đầu gối

Thiếu máu hoặc oxy lên não cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra buồn nôn, chóng mặt hoặc thậm chí khiến bạn ngất xỉu. Để tránh trình trạng này, hãy ngồi xuống và từ từ hạ đầu xuống giữa 2 đầu gối để tăng lượng máu lưu thông lên não. Đây là một kỹ thuật rất hiệu quả nếu bạn cảm thấy các triệu chứng trên, đặc biệt là khi mặt bạn trở nên tái nhợt.

5. Uống nước soda

Các muối carbonat đặc trưng trong nước giải khát có gas sẽ có thể giúp bạn làm dịu cơn buồn nôn. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng cách này vì bọt khí trong soda có thể gây hại cho sức khỏe của bạn nếu dùng nhiều. Bạn cũng có thể làm giảm bọt khí bằng cách mở nắp chai (lon) rồi chờ một lát để khí thoát bớt, hoặc lắc chai (lon) thật mạnh để khí trào ra nhanh hơn.

6. Bấm huyệt

Đây là một kỹ thuật tránh buồn nôn mà nhiều người thường áp dụng tại nhà: Tìm huyệt nằm giữa màng ngón cái và ngón trỏ rồi ấn vào với một lực vừa phải. Phương pháp này có thể hiệu quả với một vài người nhưng lại không có tác dụng với một số khác.

7. Uống nước đá lạnh

Đôi lúc chỉ cần uống một cốc nước đá thật lạnh, bạn sẽ cảm thấy cơn buồn nôn thuyên giảm rõ rệt.

8. Nôn hết những thứ trong bụng

Có lẽ cách tốt nhất là đừng cố gắng kiềm chế cơn buồn nôn, thay vào đó bạn nên nôn hẳn ra để cơ thể cảm thấy thoái mái hơn. Bạn có thể tự gây nôn bằng cách uống nhiều nước muối, hoặc dùng ngón tay ấn vào phía sau cổ. Việc nôn như vậy sẽ giúp cơ thể tống khứ được các chất lạ, vốn là nguyên nhân gây buồn nôn ra khỏi cơ thể.

9. Nhai gừng hoặc bạc hà

Đây là 2 phương thuốc tự nhiên phổ biến để chống lại cơn buồn nôn. Bạn có thể nhai kẹo gum bạc hà hoặc uống gừng để làm dịu cơn buồn nôn.

10. Hít thở không khí trong lành

Không khí trong lành và mát mẻ có thể giúp bạn chống lại cơn buồn nôn rất hiệu quả. Bầu không khí ngột ngạt cũng là một trong những nguyên nhân gây buồn nôn. Vì vậy nếu bạn đang ở chốn đông người hoặc nơi chật hẹp mà cảm thấy buồn nôn và chóng mặt, hãy nhanh chóng tìm đến một nơi thoáng đãng và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn ngay lập tức, đặc biệt nếu thời tiết đang mát mẻ thì bạn sẽ càng thấy khỏe khoắn hơn. Nếu không thể tìm được nơi nào thoáng đãng, bạn có thể sử dụng quạt máy hoặc điều hòa không khí để đạt được kết quả tương tự.

11. Dùng thuốc đặc trị

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chuyên dùng cho người bị buồn nôn, một số loại thuốc còn được chỉ định cho từng trường hợp cụ thể như say tàu xe hoặc say sóng.

12. Kết hợp các phương pháp trên

Bạn có thể kể hợp các phương pháp đã nêu ở trên để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu cảm thấy buồn nôn và chóng mặt, hãy tránh khỏi đám đông và ra chỗ thoáng đãng hơn, nhờ ai đó mua hộ một ít bánh quy, 1 tách trà đường nóng và trong lúc chờ đợi hãy cúi đầu xuống giữa 2 gối.

Với những cách trên hy vọng có thể giúp các bạn biết được nên làm gì khi buồn nôn nhé.

Nguồn sưu tầm internet


Xem thêm >> Nên làm gì khi buồn ngủ
More aboutNên làm gì khi buồn nôn

Chẩn đoán và điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Người đăng: Unknown

Cách tự phát hiện chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở trong khi ngủ được chẩn đoán rất nhiều trong tai mũi họng. Nó gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống. Vì vậy việc chẩn đoán và điều trị chứng ngưng thở khi ngủ sớm là rất quan trọng.
Các bạn có thể tự chẩn đoán hội chứng ngừng thở khi ngủ bằng việc trả lời những câu hỏi sau:
1. Bạn có cảm thấy yếu hay mệt lúc sáng sớm dậy không?
2. Khi thức dậy buổi sáng bạn có hay bị đau đầu không?
3. Bạn có ngáy to hay không, hoặc những người khác có kêu là bạn ngáy to không?
4. Hãy hỏi người ngủ cùng bạn xem khi ngủ bạn có lúc nào ngừng thở không?
5. Bạn có cảm thấy khả năng làm việc của bạn bị hạn chế không?
6. Bạn có hay buồn ngủ ban ngày không?
7. Bạn có ngủ gật ban ngày không, ví dụ lúc đi trên đường, khi xem tivi, khi đọc sách hoặc khi đang nói chuyện với người khác?
8. Bạn có cảm thấy khó tập trung được lâu không?
9. Bạn có khó ngủ vào buổi tối không?
10. Thỉnh thoảng bạn có bị đột nhiên tỉnh dậy ban đêm không?
11. Bạn ngủ không yên giấc?
12. Bạn có thấy giường của bạn sáng ra bị nhàu nhĩ?
13. Thỉnh thoảng trong đêm bạn có toát mồ hôi và ngồi dậy không?
14. Nếu có thì bạn có đi tiểu ban đêm không?
15. Sau đó bạn có khó ngủ lại không?
Nếu bạn trả lời từ 7/15 câu hỏi là "có" trở lên, bạn nên đến khám tại phòng khám chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán chứng ngưng thở khi ngủ (OSAS) như thế nào?

Chẩn đoán hội chứng OSAS có thể thực hiện qua khai thác bệnh sử hoặc khám lâm sàng.
- Khai thác bệnh sử 

Với những người nghi ngờ bị OSAS, cần tập trung vào mức độ của tình trạng thiếu ngủ, kém hoạt động và những dấu chứng, triệu chứng nghi ngờ có liên quan đến rối loạn này. Ngủ ngáy và sự ngưng thở thấy được khi bệnh nhân ngủ là tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá. Xác định ngủ ngáy liên tục, ngắt quãng hoặc chỉ ở một số tư thế là quan trọng.
Hỏi người ngủ chung giường với bệnh nhân cũng là yếu tố giúp cho việc chẩn đoán.
Những trường hợp nhẹ hơn, biểu hiện tắc nghẽn đường thở xảy ra hầu như trong khi nằm ngửa, trong khi đó nằm nghiêng hoặc sấp thì không.
Những dấu hiệu khác bao gồm: tiền sử tăng cân, sử dụng thuốc, rượu hoặc các chất giảm đau khác và một tiền sử về rối loạn giấc ngủ. Những vấn đề về tim mạch, cao huyết áp, bệnh thần kinh cũng nên được xem xét chi tiết. đồng thời cũng cần đánh giá mức độ ngủ ngày, buồn ngủ trong khi làm việc, lái xe hay xảy ra tai nạn, thay đổi nhân cách, kém tập trung, rối loạn chức nãng tình dục. Xem xét thời gian của giấc ngủ, khởi phát ngủ và chất lượng ngủ là manh mối quan trọng.
- Khám lâm sàng
Mục tiêu chính của khám lâm sàng là xem xét toàn bộ những yếu tố nghi ngờ về giải phẫu gây tắc nghẽn đường thở và ghi nhận những tổn thưõng tại chỗ để sửa chữa. Cấu trúc sọ mặt của bệnh nhân OSAS là thông tin rất quan trọng. Ngạt mũi thường gặp do quá phát cuốn mũi cũng thường gặp ở những bệnh nhân OSAS. Thở miệng khi ngủ rất hay gặp. Tuy nhiên, không thể kết luận thở miệng là hoàn toàn do ngạt mũi.
Khám họng, hạ họng thường được các bác sĩ tai mũi họng quan tâm nhằm tìm kiếm những nếp niêm mạc thừa dày lên ở hạ họng, lưỡi gà và khẩu cái mềm. độ sâu và rộng của hạ họng, sự quá phát của amidal cũng được xem xét.
Hàm tụt ra sau, hàm nhỏ, lưỡi lớn có thể gặp.
Nội soi ống soi mềm có ích trong việc đánh giá đường thở của bệnh nhân OSAS.
Bệnh nhân cũng cần làm thêm một số xét nghiệm như: EEG, EMG, ECG, EOG, oxymetry, SaO2 < 85% cần đặc biệt chú ư, SaO2 < 60% biểu hiện OSAS nặng, X-quang sọ mặt...

Điều trị hội chứng ngưng thở lúc ngủ

Biện pháp chung: tránh rượu, thuốc an thần và gây nghiện
- Rượu làm giảm trương lực cơ dãn đường hô hấp trên và làm tăng độ nặng của ngáy và ngưng thở.
- Thuốc an thần và gây nghiện ức chế cơ chế tỉnh làm kéo dài thời gian ngưng thở và gây mất bảo hòa O2 nặng hơn
- Giảm cân làm giảm độ nặng của OSA.
Các biện pháp có hiệu quả hạn chế
- Acetazolamide và medroxyprogesterone, cả hai làm tăng hoạt động hô hấp.
+ Acetazolamide có ích trong SA trung ương nhưng không hiệu quả trong OSA.
+ Medroxyprogesterone có thể làm giảm PaCO2 trong hội chứng giảm thông khí nhưng không có vai trò trong OSA.
- Protriptyline được dùng điều trị SA do tăng trương lực đường hô hấp trên. Tác dụng phụ gồm khô miệng, bón, bí tiểu nên được dành cho một số trường hợp SA có liên quan đến REM.
- O2: có vai trò hạn chế trong SA.
O2 làm giảm sự mất bảo hoà trong lúc ngưng thở nhưng không chấm dứt ngưng thở.
Cải thiện O2 máu nên làm trì hoãn ngưỡng tỉnh kéo dài ngưng thở.
Bệnh nhân thất bại với các điều trị khác, O2  có thể có ích giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch.
Điều trị đặc hiệu
- Tư thế
+ Ngưng thở xảy ra khi nằm ngửa mà không có khi nằm nghiêng.
+ Ngưng thở phụ thuộc tư thế được chẩn đoán bằng polysomnography với RDI cao khi nằm ngữa nhưng không có khi nằm nghiêng.
- CPAP
+ Là điều trị chọn lựa hiện nay: vì không xâm lấn, làm giảm số lần ngưng thở, giảm sự giảm thông khí trong lúc ngủ, giảm ngủ ngày, cải thiện chức năng thần kinh tâm thần ở bệnh nhân OSA.
+ CPAP ngăn ngừa xẹp đường hô hấp trong lúc ngủ, khi cơ dãn đường hô hấp trên hoạt động yếu.
+ Áp lực CPAP tối ưu được xác định bởi nhà kỹ thuật trong khi đo polysomnography. 5-20 cmH2O là đủ giúp loại trừ ngưng thở, ngáy và mất bảo hoà Hb02 ở mọi tư thế và trong giấc ngủ REM.
+ Điều quan trọng là tránh rò rỉ khí qua các khe hở.
+ Tác dụng bất lợi: kích thích mũi, viêm mũi, claustrophobia  , nuốt khí, chảy máu cam, VMN, não ứ khí.
+ Thời gian sử dụng thường 4,5-5 giờ/ đêm.
- BiPAP
Không hiệu quả gì hơn CPAP  và được dành cho bệnh nhân không dung nạp CPAP, đặc biệt bệnh nhân khó thở ra hay đau ngực do căng phòng ngực quá mức.
- Auto CPAP
+ Tự điều chỉnh áp lực suốt đêm thay vì cung cấp một áp lực cố định.
+ Ý tưởng điểu chỉnh tự động CPAP dựa trên các yếu tố: sự thay đổi tư thế và giai đoạn  giấc ngủ ảnh hưởng đến mức độ ngưng thở; rượu, thuốc an thần, nhiễm trùng hô hấp trên ảnh hưởng mức CPAP cần để chấm dứt ngưng thở. 
+ Sử dụng áp lực trung bình trong auto CPAP có thể làm giảm tác dụng phụ liên quan đến áp lực.
- Các thiết bị trong miệng
+ Biện pháp thay thế CPAP có hiệu quả, nhất là bệnh nhân hàm nhỏ/ hàm ra sau
+ Tác dụng phụ: chảy nước bọt, đau, chấn thương khớp thái dương hàm…
+ Một số bệnh nhân thích dùng thiết bị trong miệng hơn CPAP và thực tế trong SA nhẹ- vừa, đây là điều trị lựa chọn.
- Giải phẫu
+ Bệnh nhân không dung nạp điều trị nội khoa hay không muốn điều trị nội khoa lâu dài cần xem xét điều trị giải phẫu.
+ Điều trị giải phẫu OSA:
- Giải phẫu mũi: tái tạo  vách mũi, giải phẫu xoang
- Cắt Amygdal
- Uvulopalatopharyngoplasty (UPPP)
- Uvulopalatoplasty dưới sự hổ trợ của laser
- Tái tạo lưỡi
- Mở khí quản
- Sliding genioplasty
- Genioglossus advancememt with hyoid myotomy (GAHM)
- Maxillomandibular advancement osteotomy




More aboutChẩn đoán và điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Nên làm gì chống mệt mỏi do mất ngủ Phần 2

Người đăng: Unknown on Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

9. Tiểu đường

Ở những người bị tiểu đường, lượng đường luôn tồn tại trong máu thay vì chuyển vào các tế bào của cơ thế khiến cơ thể “hết hơi”. Nếu bạn bị mệt mỏi dai dẳng không giải thích được, hãy đi kiểm tra đường huyết.

Giải pháp: Điều trị bệnh tiểu đường có thể bằng cách thay đổi lối sống như chế độ ăn và luyện tập thể dục, điều trị bằng liệu pháp insulin và các loại thuốc để điều chỉnh lượng đường trong cơ thể.

10. Đảo lộn nhịp sinh học

Làm việc ban đêm hoặc lấy ngày làm đêm có thể phá vỡ nhịp sinh học, gây mệt mỏi và buồn ngủ trong những thời điểm cần sự tỉnh táo. Và bạn cũng thường xuyên gặp những rắc rối trong những giấc ngủ ngày.

Giải pháp: Hạn chế ánh sáng và âm thanh khi ngủ đêm. Nếu những giải pháp đó vẫn khiến bạn gặp phải các vấn đề trong giấc ngủ, hãy nói chuyện với bác sĩ để có thể sử dụng các loại thuốc trị liệu.

11. Mất nước

Sự mệt mỏi có thể là dấu hiệu của sự mất nước. Bất kể là bạn làm việc bên ngoài hay làm việc bàn giấy, cơ thể của bạn cần nước để hoạt động. Nếu bạn cảm thấy khát, chứng tỏ khi ấy cơ thể bạn cần nước.

Giải pháp: Uống nước vào các thời điểm trong ngày. Nước tiểu có màu sáng, chứng tỏ cơ thể bạn được cung cấp đủ nước. Uống hai cốc nước trong một giờ hoặc hơn trước khi có một hoạt động thể chất nào đó. Sau đó, uống trong quá trình hoạt động và sau đó uống tiếp 2 cốc nước nữa.

12. Bệnh tim mạch

Khi cách dấu hiệu của mệt mỏi kèm theo buồn ngủ đến và khiến bạn không thể tiếp tục các công việc hàng ngày như lau dọn nhà cửa, dọn dẹp sân vườn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim. Nếu bạn cảm thấy ngày càng khó khăn để hoàn thành những công việc đó, hãy hỏi bác sĩ của bạn về nguy cơ của bệnh tim.

Giải pháp: Thay đổi lối sống, dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm bệnh tim của bạn tiến triển tốt hơn và bạn có thể lấy lại được năng lượng cho các hoạt động của mình.

13. Giải pháp chung cho vấn đề


Nếu bị mệt mỏi và buồn ngủ nhẹ mà không liên quan đến bất kỳ vấn đề y tế nào, giải pháp là tập thể dục. Nghiên cứu cho thấy rằng một người trưởng thành khỏe mạnh nhưng có những mệt mỏi nhất thời có thể cải thiện được tình hình bằng những chương trình luyện tập vừa phải. Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc tham gia đạp xe đạp trong vòng 20 phút với tốc độ nhẹ có thể xóa tan mệt mỏi. Việc làm này chỉ cần thực hiện 3 lần một tuần là có thể đẩy lùi mệt mỏi và buồn ngủ.

14.  Đau cơ mãn tính (Fibromyalgia)

Nếu sự mệt mỏi và buồn ngủ kéo dài hơn 6 tháng và bạn không làm chủ được hoạt động của mình thì đau cơ mãn tính có thể là một khả năng. Đau cơ mãn tính thường đi kèm với mệt mỏi, trầm cảm, giấc ngủ chập chờn không sâu, dễ bị thức giấc.

Giải phápTrong khi không có liệu pháp điều trị nào nhanh chóng cho bệnh này, bệnh nhân thường được khuyên điều chỉnh lịch trình hoạt động hàng ngày của mình theo hướng có lợi nhất cho giấc ngủ và thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng.

15. Dị ứng với thực phẩm

Một vài bác sĩ tin rằng sự dị ứng với thực phẩm có thể khiến cho bạn cảm thấy buồn ngủ. Nếu sự mệt mỏi và buồn ngủ đến ngay sau bữa ăn, có thể bạn đã bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, với một nồng độ nhẹ, làm cho bạn không bị phát ban hay bị mẩn ngứa.

Giải pháp: Hãy giảm nhẹ những thức ăn mà bạn nghi ngờ mình bị dị ứng xem có cải thiện không.

More aboutNên làm gì chống mệt mỏi do mất ngủ Phần 2

Chứng ngưng thở khi ngủ là gì

Người đăng: Unknown on Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

Hội chứng ngưng thở tắc nghẽn lúc ngủ

(OSA – OBSTRUCTIVE SLEEP APNEA)
BS. Nguyễn Hữu Hoàng
Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt
Nguồn : phoiviet.com


Hiện tại tỉ lệ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ ở người Việt Nam ngày càng cao nhưng mức độ nhận biết của người dân cũng như nhân viên y tế đối với hội chứng này còn thấp do còn khá mới mẻ với Việt Nam. Dưới đây là những kiến thức cũng như chia sẻ kinh nghiệm tầm soát chẩn đoán và điều trị hội chứng này của các bác sĩ Trung Tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt trong suốt 2 năm vừa qua. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các nội dung sau:

1. Chứng Ngưng thở khi ngủ là gì ?

Hình ảnh sau cho thấy lưu lượng ở mũi và gắng sức hô hấp trong các trường hợp giảm thở và ngưng thở.
Chứng Ngưng thở khi ngủ
    Hình ảnh ghi nhận lại các trường hợp ngưng thở, giảm thở trên máy đo thực tế


2. Nguyên nhân chứng ngưng thở khi ngủ

* Yếu tố thần kinh :
 - Liệt vòm hầu
 - Mất trương lực thần kinh cơ vùng hầu họng
* Yếu tố cấu tạo cơ thể
 - Amidan quá phát
 - Béo Phì,
 - Cằm lẹm,
 - Lưởi dày và dài...
Chứng ngưng thở khi ngủ là gì

3. Biểu hiện bệnh

  • Triệu chứng ban ngày
    • Không sảng khoái khi thức dậy vào buổi sáng
    • Đau đầu khi mới thức giấc
    • Buồn ngủ ban ngày: khi đọc báo, xem tivi, lái xe…
    • Mất chú ý, mất tập trung, giảm trí nhớ,
    • Giảm ham muốn, giảm tiếp xúc xã hội, dễ kích thích, đau ngực, tim nhanh, buồn bã, lo âu…
Chứng ngưng thở khi ngủ là gì
  • Triệu chứng ban đêm:
    • Thức giấc ban đêm nhiều, giấc ngủ gián đoạn, tiểu đêm
    • Ngáy to, kéo dài, đứt đoạn
    • Thở hổn hển, thở phì phò
    • Ngưng thở
    • Rối loạn tình dục…
Chứng ngưng thở khi ngủ là gì

  • Buồn ngủ ngày quá mức dẫn đến tai nạn xe cộ, bệnh nhân SA có % tai nạn giao thông tăng 3-7 lần
  • Nguy cơ tim mạch :
    • Tăng HA do giảm O2 máu.
    • Tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim...
    • Tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch.
    • Tăng nguy cơ tai biến mạch máu não
  • Nguy cơ tử vong do ngưng thở kéo dài.
  • Giảm chất lượng cuộc sống, giảm sức khoẻ, giảm hiệu quả công việc, học tập, giảm ham muốn…
  • Gây rối loạn trầm cảm lo âu
Chứng ngưng thở khi ngủ là gì


More aboutChứng ngưng thở khi ngủ là gì